VIÊM TUYẾN VÚ, KHÔNG HỀ LÀ CHUYỆN ĐƠN GIẢN

Mấy hôm nay ngày nào cũng vậy, trong các case Phú hỗ trợ các mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ thì ít nhiều gì cũng có một case mẹ bị vciêm vú.

Như trường hợp của mẹ sữa ở NT, mẹ mới sanh được 2 tháng, chủ yếu hút sữa bằng máy, cơ địa dễ bị đóng cặn sữa và tắc sữa, thông tia rồi nhưng vẫn bị tái phát. Mẹ sử dụng dịch vụ thông tia của bệnh viện và được họ nói là bị viêm rồi cho mẹ uống Augmentin 625mg. Nhưng mẹ lo lắng không biết dùng thuốc này có được hay không vì bé vẫn phải bú sữa mẹ.

Trong bài viết này, Phú sẽ chia sẻ cho mẹ một vài thông tin cũng như các vấn đề liên quan đến viêm tuyến v.ú. Các mẹ cần phải có những kiến thức cơ bản để có thể bình tĩnh xử lý tốt nhé.

Viêm tuyến vú là gì

Viêm tuyến vú là một bệnh nhiễm trùng các mô vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú và đỏ thành từng mảng trên bầu ngực, thường gây sốt và ớn lạnh. Viêm tuyến vú đa phần gặp ở phụ nữ cho con bú, nhiều khi gặp ở cả mẹ bầu và có thể xảy ra ở người không cho bé bú (hiếm gặp).

Triệu chứng Viêm tuyến vú: cơ thể mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, kèm theo sốt cao và xuất hiện các mảng đỏ trên bầu ngực, ngực căng cứng, vú sưng lên và đau nhức.

Viêm vú thường xảy ra trong vài tuần đầu sau sinh, khi mà đợt cương sữa sinh lý xảy ra mà mẹ sữa chưa biết cách xử lý tốt. Nhưng điều này không có nghĩa là sau vài tuần sau sinh mẹ sẽ không có nguy cơ bị viêm mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong hành trình sữa mẹ của các mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm vú do đâu???

Viêm vú xảy ra thường do vi khuẩn xâm nhập vào vú thông qua vết nứt ở đầu ti. Vi khuẩn sẽ từ bề mặt da và miệng của em bé vào các ống dẫn sữa và gây bội nhiễm bên trong các ống dẫn gây đỏ, đau và sưng vú. Hoặc nhiều trường hợp do cơ địa, chế độ ăn uống, sinh hoạt của các mẹ.

Những hệ quả các mẹ sẽ gặp phải sau khi bị viêm vú

Dễ bị tái phát : khi đã bị viêm vú chữa trị xong vẫn có nguy cơ tái lại

Sữa không được làm sạch trong bầu ngực dễ dẫn vào việc ứ đọng sữa, tăng thêm áp lực trên ống dẫn sữa và rò rỉ vào xung quanh mô vú, có thể gây ra đau và bị viêm.

Biến chứng thành áp xe khi bị viêm vú mà không được điều trị dứt điểm, hoặc nếu nó liên quan đến ứ sữa, ổ áp xe có thể phát triển trong vú. Khi bị Áp xe rồi bắt buộc phải phẫu thuật nha các mẹ . Để tránh biến chứng này, các mẹ cần phải thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh viêm vú.

Khi viêm vú, mẹ phải làm sao?

Khi đã bị viêm vú, các mẹ cần nhanh chóng đến khoa nhũ của bệnh viện uy tín có chuyên môn riêng để kịp thời được chẩn đoán và điều trị. Đa phần các mẹ sẽ được kê kháng sinh để làm giảm tình trạng viêm và sữa vắt ra có cho con bú được hay không còn tùy theo liều lượng mà bác sĩ kê trong đơn.

Trong trường hợp mẹ bị viêm vú và sữa vắt ra kèm theo mủ xanh mủ vàng thậm chí là máu, các mẹ cần bỏ đi vì sữa đó bé uống vào cũng dễ bị đau bụng hoặc gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.

Các mẹ nên chịu khó vệ sinh phụ kiện MHS định kỳ. Và quan trọng là mẹ phải vệ sinh sạch đầu ti bằng cách lấy khăn sữa giặt sạch dưới vòi nước ấm trước và sau khi hút hoặc cho bé bú để tránh đóng cặn sữa.

Kiểm tra size phễu của máy hút sữa đã phù hợp với đầu ti chưa và máy hút sữa đang sử dụng đã đạt áp lực để giúp mẹ hút kiệt sữa hay không. Mẹ nhớ hút ở level phù hợp để tránh tình trạng bị tổn thương đầu ti và tránh được các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào gây viêm.

Mẹ phải tránh tác động mạnh đến bầu ngực, chườm ấm, massage nhẹ nhàng và nặn sữa ra bằng tay nếu ngực quá cứng (đối với mẹ đã sinh con).

Kết hợp uống thuốc và việc chăm sóc bản thân cũng như cải thiện lại việc cho bé bú đúng khớp ngậm đúng tư thế.

Hơn hết, các mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và hợp lý, nên uống nhiều nước, mặc áo ngực thoải mái nữa nhé.

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp các mẹ sữa hiểu hơn về viêm tuyến vú. Mẹ nào cần tư vấn riêng thì cmt hoặc ib nhắc Phú nhé!

Phú chúc các mẹ sữa sẽ luôn có một hành trình sữa mẹ thuận lợi, mẹ khỏe bé ngoan !

Nguyễn Đại Phú – Bà đỡ sữa mẹ

 

Post Author: Nguyen Dai Phu

Leave a Reply