Các vấn đề thường gặp khi chuyển từ ti mẹ qua hút sữa bằng máy

Các mẹ bỉm sữa thời buổi hiện đại ngày nay ắt hẳn ai cũng sở hữu một cái máy vắt sữa cho riêng mình bởi các mẹ chỉ có thể cho bé ti trực tiếp trong 6 tháng đầu đời, sau thời gian đó các mẹ phải quay vào guồng công việc trước đây đã làm, nên cách duy nhất để duy trì nguồn sữa cho bé yêu đó chính là máy hút sữa.

Nhưng không phải mẹ nào cũng thấu hiểu hết mọi vấn đề trên cơ thể mình, nhất là việc chuyển giao công nghệ từ bé ti mẹ sang hút sữa bằng máy là cả một vấn đề nan giải.

Sau đây tớ mạn phép chia sẻ với các mẹ về những điều các mẹ sẽ gặp phải khi các mẹ đang có sự thay đổi giữa ti mẹ và hút sữa, thông qua kinh nghiệm của bản thân và các trường hợp của nhiều mẹ sữa đang gặp phải.

Những điều cần lưu ý khi thay đổi giữa ti mẹ và hút sữa bằng máy:


. Với các mẹ nuôi con thuần tự nhiên thì việc chuyển qua sử dụng máy hút sữa sẽ gặp phải tình trạng là các mẹ sẽ hút ra được rất ít sữa, đối với các mẹ mới đầu nhìn thấy cảnh lượng sữa như để tráng bình các mẹ sẽ thấy thất vọng tràn trề, điều này tớ có thể hiểu được tâm trạng đó của các mẹ.

. Khi mà ngày ngày mẹ cho bé ti, và tăng trưởng của bé luôn vượt chuẩn hoặc đạt chuẩn thì điều đó có nghĩa là bé đã nhận được đủ sữa cơ thể cần, tức là trong mốc 0-6 tháng bé tiêu thụ trung bình từ 600ml-1,2l/ ngày tùy từng bé, vậy thì tính ra mỗi lần nếu bé không ti khi mẹ đi làm ít nhất mẹ cũng phải hút cũng được tầm 75-150ml/ cữ chứ đâu phải chỉ tráng bình 20-30ml/lần.

. Sự khác biệt này khiến các mẹ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn không biết nguyên nhân từ đâu và cảm thấy hoang mang “ chết rồi, hút ra ít sữa vậy sao đủ cho bé ti, không biết đi làm kiểu gì được đây nữa”, từ tâm lý này các mẹ trở nên bấn loạn hơn khi ngày đi làm lại sắp tới gần. Mẹ thấy đúng không nào?
Các mẹ càng có suy nghĩ tiêu cực thì việc tiết sữa lại trở nên khó hơn.. Nếu có mẹ nào đang ở trong hoàn cảnh này các mẹ đừng sợ gì cả, cứ inbox chia sẻ với tớ nhé! Tớ hiểu những lúc như này có người cùng trò chuyện các mẹ sẽ an tâm hơn nhiều.

. Thật ra, sự khác biệt này không có gì lạ hết các mẹ ạ, khi bé ti mẹ, cơ chế cũng như nhịp hút của một đứa trẻ sẽ rất khác so với một cái máy.

. Khi bé bú mẹ, bé vừa vận động toàn bộ cơ hàm và lưỡi để kích thích điểm G ở vị trí 5h,6h, 7h theo chiều kim đồng hồ. Đó là những nơi mà đầu dây thần kinh truyền về não bộ để thực hiện lệnh tiết sữa. Việc bé bú mẹ vừa là hoạt động mang tính chất cơ học còn mang cả xúc tác hóa học khiến người mẹ cảm thấy hạnh phúc và sung sướng.

. Còn ở một cái máy hút sữa, hoàn toàn chỉ là một chuỗi hoạt động cơ học với nhịp hút và cách hút được thiết kế sẵn nên với sự khác nhau như vậy, cơ thể tạm thời chưa kịp thích ứng được với cơ chế hút của máy nên gây ra sự rối loạn tiết sữa.
Gì thì gì cứ cần phải có thời gian các mẹ ạ, đừng nóng vội, mẹ nào nóng vội kết quả sẽ không bao giờ như mong muốn của các mẹ.

Khi chuẩn bị đi làm, các mẹ nên cho cơ thể làm quen với việc hút sữa bằng máy khoảng 3-4 tuần để cơ thể tiếp nhận sự thay đổi này kịp thời cho công việc của mình. Để khi chính thức vào công việc rồi, các mẹ không còn phải đau đầu về việc hút sữa nữa.

Các mẹ cố gắng hút đúng giờ đúng cữ để việc tiết sữa luôn được diễn ra như lịch trình thường nhật hoặc cho phép sai số trong khoảng 15-30 phút thôi các mẹ nhé! Có như vậy nguồn sữa các mẹ mới duy trì được.

Còn mẹ sữa nào đã dùng máy cho bé đầu giờ bé thứ 2 mới dùng lại hoặc được cho mượn máy hút sữa thì trước khi dùng các mẹ nên đi kiểm tra áp lực máy và các bộ van để đảm bảo áp lực luôn tốt giúp mẹ hút kiệt sữa nhé.

Mẹ nào may mắn có được một em bé từ bú mẹ đến bú bình đều giỏi thì các mẹ chỉ mất thời gian ban ngày là hút sữa ra thôi còn đêm đến các mẹ cứ ôm bé cho bú cả mẹ cả con đều khỏe.

Mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó, đừng lo lắng hoang mang tột độ dễ làm ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vấn đề nào các mẹ chưa có hướng xử lý cứ alo cho tớ , tớ luôn sẵn lòng với các mẹ.

Yêu các mẹ nhiều!

Phú sữa mẹ 

Post Author: NguyenDaiPhu

Leave a Reply